Hướng dẫn triển khai công tác dạy nghề tư vấn giới thiệu việc làm và phối hợp truyền thông năm 2017

138

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HÀ NỘI

TT HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN PHỤ NỮ

Số:       /HD-TT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày     tháng 02 năm 2017

 

HƯỚNG DẪN

Triển khai công tác dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm

và phối hợp truyền thông năm 2017

Thực hiện chương trình công tác năm 2017 của Hội LHPN thành phố Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội hướng dẫn triển khai các hoạt động hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm và phối hợp truyền thông theo chức năng của Trung tâm  năm 2017 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Bám sát, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội, đề nghị Hội LHPN các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội triển khai thực hiện công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm và truyền thông kiến thức cho phụ nữ theo chức năng của Trung tâm phù hợp với tình hình địa phương, đơn vị.

– Các hoạt động cần đảm bảo chất lượng, hiệu quả phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thi đua của Hội LHPN Hà Nội giao dạy nghề, giới thiệu việc làm cho 500 lao động/ quận, huyện. Toàn thành phố 15.000 lao động (trong đó có 70% lao động nữ) và góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tinh thần cho phụ nữ.

– Các hoạt động được tổ chức, triển khai đồng bộ, nghiêm túc, thống nhất giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp; công tác cập nhật, thông tin báo cáo kết quả thực hiện được đảm bảo tiến độ hàng tháng.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

1. Công tác dạy nghề:

– Khai thác, phối hợp với các ngành LĐTBXH, Kinh tế, các HTX… tuyển sinh và tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn nông nghiệp và phi nông nghiệp phù hợp với nhu cầu  của lao động.

–  Tích cực phối hợp tổ chức các lớp nghề phi nông nghiệp theo chức năng củaTrung tâm hỗ trợ phụ nữ Hà Nội như: Nấu ăn, Trang điểm, Pha chế đồ uống, cắt uốn tóc, may, dịch vụ gia đình

–  Phối hợp các trường nghề tuyên truyền tuyển sinh các lớp liên thông Trung cấp, cao đẳng nghề theo kết nối của Trung tâm.

– Phối hợp các trường PTTH, THCS kết nối với Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội tổ chức các lớp nghề, các lớp nữ công gia chánh cho học sinh và nữ thanh niên

2. Công tác tư vấn nghề, giới thiệu việc làm

– Kết nối với các doanh nghiệp, hỗ kinh doanh, cơ sở sản xuất thường xuyên tuyên truyền các thông tin tư vấn, hỗ trợ người lao động học nghề và tìm việc làm phù hợp

– Tuyên truyền Điểm giao dịch việc làm, các đơn hàng tuyển dụng, các chuyên mục người tìm việc, việc tìm người trên Website của Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội triển khai. (Địa chỉ Website: hotrophunuhanoi.vn)

– Tích cực phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tiếp tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động.

3. Hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữ kinh doanh, phụ nữ làng nghề nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động

–  Duy trì, phát triển hoạt động CLB nữ Doanh nghiệp. Vận động hội viên thực hiện văn minh thương mại và phấn đấu theo tiêu chí “Nữ Doanh nhân Thủ Đô Tâm – Tài – Thanh lịch” góp phần thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử của Người Hà Nội.

– Tăng cường liên kết, khai thác các nguồn lực tổ chức truyền thông, giao lưu, tọa đàm, hội thảo hỗ trợ nâng cao năng lực phụ nữ kinh doanh, phụ nữ các làng nghề.

– Phối hợp tổ chức hội chợ, giao lưu kết nối thương mại, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài địa bàn.

4. Hoạt động truyền thông hỗ trợ nâng cao kiến thức, đời sống sức khỏe, tinh thần cho phụ nữ.

– Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, giao lưu, tọa đàm, hội thi nâng cao kiến thức gia đình, xã hội theo nhu cầu của phụ nữ ở từng địa bàn, đặc biệt là phụ nữ đơn thân, yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội

– Chủ động khai thác, liên kết, tạo nguồn lực tài chính nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng của Trung tâm, đặc biệt là thực hiện chức năng hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động và truyền thông kiến thức đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền. Chủ động xây dựng, phát triển điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm thực phẩm, ẩm thực của phụ nữ Thủ Đô.

– Chủ động phối hợp với các ban chuyên đề và Hội LHPN các quận, huyện, thị xã phối hợp tổ chức các hoạt động có chất lượng, hiệu quả.

– Tổng hợp, báo cáo kịp thời với Hội LHPN thành phố về kết quả thực hiện của Trung tâm và Hội LHPN các quận, huyện.

2. Hội LHPN các quận, huyện, thị xã

– Căn cứ hướng dẫn của Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội, đề nghị Hội LHPN các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung phù hợp với tình hình địa phương, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu dạy nghề, giới thiệu việc làm cho 500 lao động/năm.

– Rà soát nhu cầu lao động, phối hợp với các đơn vị chức năng và Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ mở các lớp nghề, tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

– Phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ nâng cao chất lượng hoạt động của CLB nữ chủ doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu để đề xuất hỗ trợ nâng cao kiến thức cho phụ nữ kinh doanh, phụ nữ làng nghề.

– Rà soát nắm bắt  nhu cầu của phụ nữ đặc biệt là phụ nữ yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn và tình hình đời sống, tư tưởng của phụ nữ để phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức cho phụ nữ trên địa bàn.

– Tích cực hưởng ứng và phối hợp các hoạt động do Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội tổ chức. Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo hàng tháng về Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội để kịp thời báo cáo BTV Hội LHPN thành phố Hà Nội.

* Hướng dẫn báo cáo kết quả công tác phối hợp dạy nghề, giới thiệu việc làm như sau:

Về dạy nghề

– Các lớp nghề ngắn hạn theo quyết định số 1956/QĐ-Ttg  tại địa phương; các lớp nghề đào tạo tại các cơ sở của Trung tâm, các lớp nữ công gia chánh, Hội LHPN quận, huyện, thị xã có phối hợp với Trung tâm tổ chức, kết quả được  ghi nhận số liệu theo thực tế.

– Đối với các lớp dạy nghề do Hội LHPN quận, huyện, thị xã trực tiếp tổ chức hoặc phối hợp với các đơn vị khác (Không phối hợp trực tiếp với Trung tâm tổ chức). Kết quả chỉ được công nhận khi trong Quyết định mở lớp có ghi giao Hội LHPN tuyển sinh, phối hợp. Hoặc có kế hoạch liên ngành về việc mở lớp, danh sách học viên kèm theo phải  có xác nhận của đơn vị phối hợp tổ chức (có chữ ký lãnh đạo và dấu xác nhận).

+ Về tư vấn, giới thiệu việc làm

– Đối với kết quả tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn nghề có phối hợp trực tiếp, thông qua Trung tâm được ghi nhận theo số liệu thực tế.

– Đối với kết quả tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn nghề không phối hợp, thông qua Trung tâm kết quả được công nhận khi:

*  Danh sách lao động được Hội LHPN tư vấn,giới thiệu phải có xác nhận của chủ doanh nghiệp và đóng dấu của doanh nghiệp.

* Đối với các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh nhỏ không có dấu thì danh sách lao động do Hội LHPN giới thiệu phải có chữ ký xác nhận của chủ cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh và xác nhận của tổ dân phố, thôn xóm, UBND xã, phường nơi có cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh đó.

* Lao động được Hội LHPN giới thiệu được tuyển dụng tại các phiên giao dịch việc làm (Không phối hợp với Trung tâm) phải có danh sách lao động được tuyển có xác nhận của đơn vị tuyển dụng và đơn vị phối hợp tổ chức phiên giao dịch.

Đề nghị các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện  và danh sách (Theo mẫu gửi kèm) trước ngày 15 hàng tháng về Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội qua đường bưu điện hoặc scan gửi về hộp thư điện tử  [email protected]

Trên đây là hướng dẫn triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm và truyền thông cho người lao động năm 2017, đề nghị Hội LHPN các quận, huyện, thị xã nghiên cứu phối hợp triển khai thực hiện góp phần hoàn thành chỉ tiêu của Hội LHPN thành phố, nếu có vướng mắc liên hệ trực tiếp với Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội để phối hợp giải quyết./.

 

Nơi nhận:

–  TT. Hội LHPN Thành phố; (để b/c)

– Hội LHPN quận, huyện, thị;

–  Các phòng thuộc Trung tâm;

–   Lưu VT.

 

 

 

 

GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Nguyễn Thị Hảo

 

 

HỘI LHPN ……………………..

BAN THƯỜNG VỤ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………ngày     tháng      năm 2017

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM, DẠY NGHỀ

Tháng …..năm 2017

Kết quả dạy nghề

Kết quả tư vấn, giới thiệu việc làm

– Tổng số lao động được học nghề: …….., trong đó nữ:……..

–  Ngành nghề học:…………………………………………….

–  Nguồn kinh phí mở lớp:…………………………………….

–  Đơn vị phối hợp mở lớp……………………………………..

– Số lao động có việc làm sau đào tạo:…………………………

– Tổng số lao động Hội LHPN giới thiệu được tuyển dụng:….

– Tuyển dụng theo thời vụ:……………………………………

– Tuyển dụng 3 tháng đến 1 năm:……………………………

–  Tuyển dụng thời hạn 1 năm trở lên:………………………

 

Lưu ý: Các đơn vị có thể gửi riêng báo cáo theo mẫu này hoặc tổng hợp đủ thông tin số liệu chung trong báo cáo tháng và gửi kèm theo hồ sơ liên quan, danh sách lao động được học nghề, giới thiệu việc làm trong tháng (Theo mẫu)  về Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội theo địa chỉ email: [email protected]

 

NGƯỜI TỔNG HỢP

TM. BAN THƯỜNG VỤ

 

HỘI LHPN ……………………..

Chi hội…..

 

DANH SÁCH LAO ĐỘNG ĐƯỢC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

Tháng …./năm 2017

(Tại các đơn vị, doanh nghiệp có dấu pháp nhân)

TT

Họ và tên

Nam/nữ

Năm sinh

Địa chỉ người lao động

Điện thoại người lao động

Tên đơn vị tuyển dụng

Điạ chỉ đơn vị tuyển dụng lao động

Thời hạn tuyển dụng

Điện thoại đơn vị tuyển dụng

1

Nguyễn Thị A      

2

Nguyễn văn B….      

3

………………..      

Xác nhận

của đơn vị/doanh nghiệp tuyển dụng lao động

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Chi hội Trưởng

(ký và ghi rõ họ tên)

TM. Hội LHPN xã, phường, thị trấn

(Ký tên, đóng dấu)

HỘI LHPN ……………………..

Chi hội…..

 

DANH SÁCH LAO ĐỘNG ĐƯỢC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

Tháng …./năm 2017

(Tại các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh không có dấu pháp nhân)

TT

Họ và tên

Nam/nữ

Năm sinh

Địa chỉ người

lao động

Điện thoại người lao động

Tên chủ cơ sở, hộ SXKD tuyển lao động

Điạ chỉ  sơ sở, hộ SXKD

Thời hạn tuyển

Điện thoại cơ sở, hộ SXKD tuyển lao động

1

Nguyễn Thị A      

2

Nguyễn văn B….      

Xác nhận

của chủ cơ sở, hộ SXKD tuyển dụng lao động

(Ký, ghi rõ họ tên )

Tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, xóm

(Ký và ghi rõ họ tên)

Chi hội Trưởng

(ký và ghi rõ họ tên)

TM. Hội LHPN xã, phường, thị trấn

(Ký tên, đóng dấu)

TM. UBND

phường, xã thị trấn

(Ký tên, đóng dấu)

 

HỘI LHPN ……………………..

BAN THƯỜNG VỤ

 

DANH SÁCH LAO ĐỘNG ĐƯỢC HỌC NGHỀ

Tháng …./năm 2017

TT

Họ và tên

Nam/nữ

Năm sinh

Địa chỉ người lao động

Điện thoại người lao động

Địa chỉ nơi học nghề

Nghề học

Thời gian học

Địa điểm được giới thiệu việc làm sau đào tạo

1

Nguyễn Thị A

     

2

Nguyền Văn B      

3

……………..      

Xác nhận của đơn vị phối hợp tổ chức dạy nghề

(Ký tên lãnh đạo và đóng dấu)

TM. BAN THƯỜNG VỤ

(Ký tên lãnh đạo và đóng dấu)

HỘI LHPN………………………………

ĐĂNG KÝ NHU CẦU TRUYỀN THÔNG KIẾN THỨC CHO PHỤ NỮ NĂM 2017

STT

Nội dung đề xuất truyền thông (Kiến thức: Kinh doanh, tư vấn hướng nghiệp, chăm sóc sức khỏe , văn hóa ứng xử, kiến thức gia đình, phòng cháy chữa cháy…)

Dự kiến số người tham gia

Thời gian tổ chức

Điạ điểm tổ chức

1

2

3

4

5

 

Lưu ý: Đề nghị các quận, huyện, thị xã khảo sát nhu cầu thực tế và đề xuất phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội các nội dung cần tuyên truyền hỗ trợ nâng cao kiến thức cho phụ nữ , đặc biệt lưu ý quan tâm tới nhu cầu của đối tượng phụ nữ làng nghề, kinh doanh, phụ nữ yếu thế và tập trung tổ chức tuyên truyền tại cơ sở. Theo  đăng ký của các quận, huyện, thị, Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ sẽ nghiên cứu phối hợp tổ chức tuyên truyền. Trung tâm sẽ bố trí  giảng viên và chuyên gia tư vấn không thu phí. Đối với các địa bàn có khó khăn, Trung tâm sẽ khai thác nguồn hỗ trợ thêm một phần cho kinh phí tổ chức hoạt động tuyên truyền).

T.M HỘI LHPN…………….

(Ký tên, đóng dấu)